2019年01月

Hiện tượng đau đầu sau gáy thường gặp phải ở rất nhiều người, chúng có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi. Về căn bản thì đau đầu sau gáy không thực sự là một bệnh mà nó thường là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Triệu  chứng này thường gặp nhiều ở dân văn phòng, những người thường xuyên làm việc trước màn hình máy tính hoặc căng thẳng trong cuộc sống hoặc trong công việc. Vậy đau đầu sau gáy là bệnh gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.
>>> Xem thêm bài viết: http://soha.vn/dau-dau-sau-gay-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-chua-don-gian-20190115225617875.htm

Đau đầu sau gáy là bệnh gì?

Đau đầu sau gáy có thể xuất phát từ một  chứng bệnh nào đó hoặc cũng có thể xuất hiện do tình trạng căng cơ khi làm việc một cách quá sức khiến cho người bệnh xuất hiện triệu chứng này.

Nếu đầu đầu sau gáy là triệu chứng của bệnh đau nửa đầu thì các cơn đau thường xảy ra với những cơn đau đầu liên tiếp với những cường độ đau khác nhau, kèm theo đó là một số những triệu chứng như buồn nôn, sợ tiếng động hay những cơn co giật khiến người bệnh có những cảm giác khó chịu.

Đau đầu sau gáy tuy là loại bệnh không gây nguy hiểm cho người bệnh và không gây tử vong nhưng lại làm cho người bệnh có những cảm giác đau nhức khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng công việc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống khiến người bị bệnh không được thư giãn, hay xuất hiện hành vi cáu gắt do những cơn đau nhức gây ra.

Khi đau đầu sau gáy người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau xuất hiện ở vùng vai gáy, kèm theo những hiện tượng như cứng cổ và các triệu chứng có thể kèm theo như đau nhức vùng gáy, hoa mắt, mệt mỏi,... Đau đầu sau gáy là bệnh gì? Đã được chúng tôi giải đáp. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do đầu. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu tiếp nội dung phía dưới.

Nguyên nhân gây đau đầu sau gáy

Một số nguyên nhân thường gặp gây ra triệu chứng đau đầu sau gáy là:

  • Do thói quen sinh hoạt gây ra: Nếu bạn thấy hiện tượng này xuất hiện sau khoảng thời gian một vài ngày gần đây thì có thể là do bạn đang gặp phải những căng thẳng, stress hoặc làm việc quá sức, ngủ không điều độ dẫn đến việc đau đầu sau gáy.

  • Đau đầu sau gáy do bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ: Một trong những nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến nhức đau đầu sau gáy. Khi đó thì ngoài việc đau mỏi vai gáy , cổ thì bạn có thể xuất hiện liên tục những cơn đau đầu phía sau, có thể là âm ỉ hoặc cũng có thể là những cơn đau dữ dội. Nếu bạn để cơ thể quá lâu trong một tư thế, hoặc là một số những hoạt động sai tư thể, có thể khiến cho cơn đau kéo dài và mạnh hơn.

  • Bệnh đau nửa đầu là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến những cơn đau đầu sau gáy. Hiện tại đây là căn bệnh ngày càng có dấu hiệu tăng cao ở Việt Nam. Bệnh đau nửa đầu là đặc trưng với nhiều những cơn đau nhói, đau nửa đầu và có thể lan sang phía sau gáy và đỉnh đầu, những cơn đau có thể kéo dài vài giờ đồng hồ, cũng có thể kéo dài vài ngày.

Ngoài ra còn một số những nguyên nhân khác không được chúng tôi đề cập dưới đây. Đau đầu sau gáy là bệnh gì? Và biểu hiện của bệnh bạn cần phải chú ý.

Biểu hiện của đau đầu sau gáy


Biểu hiện rõ nhất của bệnh là cùng vai gáy bị đau và xuất hiện hiện tượng nhức mỏi, các cơn đau thường có những dấu hiệu xuất hiện vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy hoặc có thể sau khi lao động nặng nhọc.

Các cơn đau thường tăng lên khi bạn đứng, ngồi một chỗ quá lâu, hắt hơi, có những vận động của cột sống cổ, khi thời tiết thay đổi và giảm khi người bệnh được nghỉ ngơi.

Ngoài ra có thể xuất hiện những triệu chứng như chóng mặt, ù tai, hoa mắt, đau dây thần kinh ở 2 bên bả vai.

Những cơn đau có thể xuất hiện ngay khi chỉ cần sờ nhẹ ngoài da ở vùng sau gáy hoặc chỉ cần ấn lướt nhẹ quá cũng có thể gây ra những cảm giác đau cho người bệnh. Khi bệnh tình trở nặng thì việc đi lại nhẹ nhàng cũng có thể khiến cho người bệnh đau đớn.

Đau đầu sau gáy là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh đã được chúng tôi giải đáp, nếu tình trạng này kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa gặp bác sĩ để có thể thăm khám và điều trị bệnh được hiệu quả.


Bị tê bì chân tay khi ngủ hoặc vào mỗi buổi sáng khi thức dậy tưởng chừng như là một biểu hiện bình thường, nhưng nếu tình trạng này kéo dài chắc chắn chứa đựng những hiểm họa khôn lường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho người bệnh.
>>> Xem thêm bài viết:
https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/bi-te-tay-chan-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-te-bi-chan-tay-c683a1022861.html

Tê bì chân tay là biểu hiện của bệnh gì?

Tê bì chân tay là cảm giác tê buốt hoặc lâm râm như kiến bò ở lòng bàn tay hoặc bàn chân, thậm chí nhiều khi tê đến mức mà bạn dùng tay cấu véo vào vùng tê cũng sẽ không thấy cảm giác đau đớn.

Đây là một trong những bệnh lý liên quan đến dây thần kinh, cụ thể là dây thần kinh cảm giác. Tê bì chân tay thường là do một số bệnh lý thường gặp như

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là bệnh mà các dây thần kinh trong ống cổ tay bị chèn ép làm giảm lưu thông máu do không gian trong ống cổ tay khá hẹp.

Hội chứng này có biểu hiện chính là đau tê ở cánh tay, các đầu ngón tay giống như cảm giác bị châm chích. Các cơn đau cũng có thể lan ra các vùng xung quanh như lòng bàn tay, cổ tay, bắp tay và thường gây khó chịu nhất vào lúc sáng sớm khi thức dậy.

Hiện tượng này không những làm người bệnh đau, khó chịu hơn mà còn dẫn đến giảm khả năng cầm nắm đồ vật của người bệnh.

Thoái hóa đốt sống cổ

Ở bệnh này, các gai đốt sống bị thoái hóa và ép vào các dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh tại các đốt sống cổ, từ đó sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài là hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ dậy.

Khi bệnh mới có những dấu hiệu xuất hiện, bạn có thể sẽ cảm nhận thấy hiện tượng tê bì chân tay sau khi ngủ dậy, ở thời gian đầu thì hiện tượng này có thể tự biến mất nhưng nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời thì càng về sau chứng tê bì chân tay càng tăng dần.

Tê bì chân tay khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của bệnh tim

Biểu hiện này xuất hiện khá rõ nét đó là khi thức dậy vào buổi sáng sớm, bạn thấy các đầu ngón tay, bàn tay có thể sưng và tê, kèm theo mặt có thể bị phù.

Đây là dấu hiệu của tim hoạt động không tốt, không bình thường, máu lưu thông không được đều dẫn đến hiện tượng tê bì chân tay khi ngủ dậy.


Nguyên nhân tê bì chân tay khi ngủ dậy là gì?

Khi mắc phải tê bì chân tay khi ngủ bạn thường sẽ không còn có cảm giác gì, cử động khăn, giống như có 1 đàn kiến bò qua chân hoặc tay của bạn rất khó chịu. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Do nằm ngủ sai tư thế

Tư thế nằm ngủ không đúng có nghĩa là việc nằm ngủ quá lâu trong một tư thế đè lên 1 bên cơ tay, khiến cho chèn ép các mạch máu gây khó khăn cho quá trình lưu thông máu đến các bộ phận trên cơ thể.

Các dây thần kinh không được cung cấp oxy đầy đủ khiến cho việc mắc chứng tê bì chân tay khi ngủ là có thể xảy ra. Mặt khác, việc nằm trên nền nhà, hoặc trên ghế, giường cứng không có đêm cũng có thể là nguyên nhân gây tê bì chân tay.

Bị tê bì chân tay do bệnh lý

Các bệnh khiến cho xuất hiện dấu hiệu tê bì chân tay khi ngủ là một số bệnh như: Bệnh liên quan đến tim mạch, thiếu máu lên não, một số bệnh lý đặc trưng về xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm dây thần kinh ngoại biên, đau thần kinh tọa. Đây chính là các nguyên nhân về mặt bệnh lý có thể ảnh hưởng và dẫn tới tình trạng tê bì chân tay khi ngủ.

Nếu bạn gặp tình trạng này do các bệnh lý gây ra, nếu không được điều trị một cách kịp thời và hiệu quả thì rất dễ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Nên điều này bạn cần hết sức chú ý, không nên chủ quan.

Đây là một số những nguyên nhân tiêu biểu có thể gây nên chứng tê bì chân tay khi ngủ, bạn cần phải hết sức chú ý. Nếu tình trạng xảy ra trong một thời gian dài mà không có dấu hiệu của sự thuyên giảm thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!!!


Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ngày càng gia tăng, mọi đối tượng, mọi lứa tuổi đều có thể trong tâm ngắm của căn bệnh này. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách phòng ngừa bệnh trĩ đơn giản từ thói quen hằng ngày mà bạn có thể áp dụng.
>>> Xem thêm bài viết: Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng thuốc nam hiệu quả

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh ngày càng có dấu hiệu phổ biến hơn khi mà cả trẻ em và người lớn đều có thể mắc phải. Các triệu chứng của bệnh trĩ như: đi ngoài ra máu, đại tiện khó khăn, ngứa và đau rất ở vùng hậu môn,... Bệnh trĩ gây ra không ít những phiền toái làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, cũng như công việc hằng ngày của người bệnh. Nguy hiểm hơn nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì chúng sẽ còn mang những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Nguyên nhân của bệnh trĩ không ở đâu xa mà nó xuất phát từ chính những thói quen, ăn uống, sinh hoạt hằng ngày không hợp lý. Ăn quá ít những thực phẩm như rau xanh, uống ít nước, ăn nhiều những thực phẩm cay nóng, ngồi nhiều, cơ thể ít vận động, nhịn đại tiện,... Được coi là những căn nguyên chính gây nên căn bệnh trĩ này. Vậy cách phòng ngừa bệnh trĩ đơn giản nhất là gì ? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu tiếp nội dung bên dưới.

Top 4 các phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả

1. Không nên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu


Quá trình đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu trong một khoảng thời gian dài được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ. Do đó, nếu bạn không muốn mắc phải căn bệnh này thì hãy nhớ là nên vận động thường xuyên. Nếu vì đặc thù công việc phải ngồi một chỗ như dân văn phòng, công nhân may, tài xế đường dài,... thì cứ khoảng 1 giờ làm việc nên cố gắng dành ra 3 -5 phút để đi lại giúp cho các mạch máu được lưu thông, giúp phòng ngừa bệnh trĩ một cách hiệu quả.

Trong quá trình làm việc nếu phải ngồi quá lâu thì hãy ngồi trên một lớp đệm mềm chứ tuyệt đối không ngồi trên những vật cứng quá lâu vì đây có thể là vật cản trở sự lưu thông máu, gây căng và giãn tĩnh mạch, hình thành nên các búi trĩ.

Ngoài ra , hằng ngày bạn cũng nên chú ý tăng cường luyện tập thể dục thể thao để giúp tăng cường sức khỏe, giúp phòng ngừa các loại bệnh nói chung và giúp kích thích nhu động ruột làm việc để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Đây là một trong những cách phòng ngừa bệnh trĩ đơn giản và hiệu quả mà bạn nên chú ý.

2. Ăn uống điều độ và khoa học

Thói quen ăn uống nhiều những thực phẩm giàu chất béo và đường bột, những thực phẩm cay nóng,... mà quên đi việc bổ sung rau xanh, các loại củ quả giàu vitamin và chất xơ trong thực đơn hằng ngày là một trong những con đường dẫn tới bệnh táo bón, nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả là ngoài việc thường xuyên vận động thì bạn cũng nên có những chế độ ăn uống hợp lý hằng ngày, giúp cho cơ thể cân bằng được dưỡng chất và đặc biệt là bạn nên ăn nhiều rau củ quả tươi để giúp hỗ trợ tốt nhất cho hệ tiêu hóa.

3. Bạn đừng quên nên uống nước đều đặn mỗi ngày

Uống nhiều nước mỗi ngày từ 2,5 - 3 lít cũng được coi là một trong những cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả, tránh được tình trạng táo bón, giúp cơ thể tăng cường được chức năng đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể được nhanh hơn.

4. Tập thói quen đại tiện mỗi ngày

Nhiều người thường có thói quen đọc báo, hay dùng điện thoại,... Khi đi đại tiện hay một số lý do nào đó là thường xuyên nhịn đại tiện. Đây là một trong những thói quen xấu cần phải chú ý sửa đổi. Thói quen này có thể là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón cũng như khiến cho căn bệnh trĩ có điều kiện tấn công bạn.

Muốn tránh được bệnh trĩ hiệu quả bạn nên tập cách đi đại tiện mỗi ngày vào một khung giờ nhất định, tốt nhất là vào mỗi buổi sáng sớm khi thức dậy, tránh tuyệt đối các hoạt động khác làm kéo dài thời gian đi vệ sinh của bạn.

Đây là 4 cách phòng ngừa bệnh trĩ đơn giản mà vô cùng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Chúc bạn sớm thoát khỏi căn bệnh trĩ này.


Theo một số những nghiên cứu của y học hiện đại đã công nhận lá lốt có tác dụng chữa đau nhức xương khớp hiệu quả nhờ đặc tính chống viêm kháng khuẩn. Đây là một trong những bài thuốc dân gian chữa bệnh rất tốt được nhiều người tin dùng. Dưới đây là một số bài thuốc chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt. Bạn có thể tham khảo.
>>> Xem thêm bài viết: https://laodong.vn/suc-khoe/dau-nhuc-xuong-khop-toan-than-nguyen-nhan-va-cach-chua-651548.ldo

Tác dụng của của lá lốt trong chữa đau nhức xương khớp

Cây lá lốt tên khoa học là Piper lolot C. DC thuộc họ Hồ tiêu. Đây là một trong những loại thảo dược sống dai và thường ưa mọc ở những nơi ẩm ướt tại các vùng núi hoặc đồng bằng, lá lốt được dùng làm thực phẩm hằng ngày hoặc nó có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Theo YHCT, lá lốt là loại thảo dược có tính ấm, vị hơi cay và có mùi thơm đặc trung, có tác dụng ấp bụng, giúp trị các chứng bệnh như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi khó tiêu, tiêu chạy, đau răng,… Những chứng bệnh này đều sử dụng lá lốt để hỗ trợ chữa bệnh rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, lá lốt còn giúp chữa các bệnh lý về xương khớp, một số triệu chứng đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi, trị một số chứng bệnh đau nhức do bệnh phong thấp gây nên.

Mặt khác, theo y học hiện đại đã nghiên cứu và cho thấy, trong thành phần của lá lốt có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm và giảm đau hiệu quả.

Một số bài thuốc chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt hiệu quả

Đối với dân gian, việc chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt được nhiều người tin dùng, người bệnh có thể dùng lá lốt đơn lẻ hoặc có thể kết hợp với một số vị thuốc dân gian khác như cây cỏ xước, rễ bưởi bung hoặc cây xương sông sắc để lấy nước dùng điều trị bệnh viêm khớp, đau nhức xương khớp hoặc một số bệnh liên quan đến xương khớp khác. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng để nấu nước ngâm chân hoặc ngâm vùng xương khớp có dâu hiệu đau nhức, giúp giảm đau hiệu quả.

1.      Chữa đau nhức xương khớp bằng các chườm bã lá lốt

Chườm bã lá lốt giúp người mắc bệnh đau nhức xương khớp thường xuyên giảm đau nhanh các chứng như đau nhức, sưng khớp, giúp bệnh nhân giảm đau hiệu quả.

Cách làm như sau:

·         Bạn cần có 25gram lá lót tươi đem đi rửa sạch với mục đích loại bỏ hết bụi bẩn và kí sinh trùng bám trên lá lốt. Sau đó bạn để ráo nước và xay nhuyễn lá lốt thêm một vài hạt muối, giúp làm tăng khả năng kháng khuẩn.

·         Tiếp đến bạn cho hỗn hợp này vào nồi nước, đun sôi trên ngọn lửa nhỏ và quấy đều tay.

·         Cuối cùng bạn mang hỗn hợp đó đổ vào túi chườm hoặc mảnh vải nhỏ và chườm vào chỗ đau nhức.

·         Các bạn cần thực hiện cách này ngày 2 – 3 lần để thuốc phát huy được tác dụng và giúp hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả.

Đây là bài thuốc chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt vô cùng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

2.      Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt khi trời lạnh

Nguyên liệu cho bài thuốc này bạn chỉ cần 30gram lá lốt tươi. Sau đó bạn đem lá lốt tươi sắc chung với 2 bát nước và đun trên lửa nhỏ cho đến khi thuốc cạn còn ½ bát thì tắt bếp và bạn có thể lấy nước đó để sử dụng.

Cách dùng: Mỗi ngày bạn sử dụng 1 chén nước lá lốt và uống sau mỗi bữa tối. Kiên trì sử dụng bài thuốc sau 10 ngày, các triệu chứng đau nhức xương khớp của bạn sẽ được cải thiện.

3.      Bài thuốc chữa viêm khớp bằng lá lốt

Lá lốt là một trong những loại thảo dược chữa viêm khớp hiệu quả, đồng thời lá lốt rất an toàn cho người bệnh khi sử dụng, không gây ra bất kì tác dụng phụ nào.

Nguyên liệu cho bài thuốc này cần có: 20gram cây lá lốt tươi, 15gram vòi voi, 15gram cỏ xước và rễ bưởi bung 15gram.

Cách thực hiện bài thuốc:

·         Các nguyên liệu trên cần rửa sạch và để ráo nước;

·         Sau đó thái thành từng khúc rồi đêm đi sao vàng và cho vào ấm để sắc;

·         Lọc lấy nước thuốc và chia làm 3 lần uống trong ngày.

Hi vọng với bài viết này bạn có thể biết nhiều hơn về công dụng của cây lá lốt và một số bài thuốc chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Ngoài những bài thuốc trên bạn cũng có thể sử dụng lá lốt với ngải cứu để giúp điều trị các bệnh về xương khớp cũng rất hiệu quả.

Xuất tinh sớm có chữa được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm, đặc biệt là nam giới. Tình trạng xuất tính sớm không những gây ra tác hại rất lớn về mặt sức khỏe cho nam giới mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình. Vậy xuất tinh sớm có chữa được không và nguyên nhân của bệnh lý này là do đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
>>> Xem thêm bài viết: http://soha.vn/xuat-tinh-som-la-gi-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-chua-benh-vien-man-20190103153840166.htm

Xuất tinh sớm nguyên nhân do đâu?

Xuất tinh sớm được biết đến là một trong những chứng bệnh lý về sinh lý tình dục khá phổ biến ở nam giới, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên, nam giới mới quan hệ lần đầu hay với những người thủ dâm thường xuyên trong một thời gian dài.

Có rất nhiều nguyên nhân gây xuất tinh sớm, trong đó phải kể đến những nguyên nhân đặc trưng sau đây:

  • ·         Do bệnh lý: Khi nam giới bước vào độ tuổi trung niên hay gặp phải một số những bệnh lý liên quan tới tim mạch, xương khớp, tiểu đường hay béo phì,… Tất cả những chứng bệnh này cũng có thể là nguyên nhân gây nên chứng bệnh xuất tinh sớm. Bên cạnh đó, với những chứng bệnh như dài, nghẹt, hẹp bao quy đầu cũng là những yếu tố tác động lớn dẫn tới việc xuất tinh sớm ở nam giới.
  • ·         Sử dụng những chất kích thích: Nam giới thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá,… Đây được coi là những tác nhân gây ảnh hưởng lớn tới vấn đề sức khỏe tình dục và cũng là nguyên nhân gây xuất tinh sớm ở nam giới.
  • ·         Xuất tinh sớm do thủ dâm quá nhiều: Thủ dâm quá nhiều trong một khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh lý của nam giới. Đây được coi là một thói quen thường gặp ở nam giới, nếu tình trạng này kéo dài liên tục sẽ gây ra rất nhiều tác hại đến sức khỏe như xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh, hoặc có thể là giảm ham muốn tinh dục, rối loạn cương dương,…
  • ·         Do tâm lý: Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, suy nghĩ nhiều,… Những điều này đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, sức khỏe sinh lý nam và đây cũng được coi là nguyên nhân gây ra xuất tinh sớm ở nam giới.

Xuất tinh sớm ở nam giới ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tình dục cũng như hạnh phúc gia đình. Vậy xuất tinh sớm có chữa được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp nội dung dưới đây.

Xuất tinh sớm có chữa được không?

Theo như các bác sĩ chuyên khoa, thì xuất tinh sớm không phải là một bệnh lý nguy hiểm và hoàn toàn người bệnh có thể khắc phục được tình trạng này. Do đó, thay vì bạn đang quá lo lắng với tình trạng bệnh của mình thì bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cho bạn về bệnh tình của mình.

Quá trình thăm khám và chẩn đoán từ bác sĩ sẽ có thể giúp được ra được phương pháp chữa trị tối ưu và hiệu quả nhất. Bạn không còn phải quá lo lắng về bệnh xuất tinh sớm có chữa được không? Dưới đây là một số những cách khắc phục chứng bệnh xuất tinh sớm ở nam giới hiện nay mà bạn cần chú ý.

  • ·         Liệu pháp tâm lý: Phương pháp này phù hợp cho những nam giới mắc phải chứng xuất tinh sớm do chưa có kinh nghiệm trong quan hệ tình dục, tâm lý thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, stress, thủ dâm quá nhiều, hay thiếu những kiến thức về tình dục,… Để thực hiện phương pháp này một cách hiệu quả và nhanh chóng thì cần phải có sự phối hợp điều trị từ bác sĩ tâm lý và về phía bạn tình của người bệnh.
  • ·         Dùng thuốc để điều trị xuất tinh sớm ở nam giới: Để sử dụng thuốc hiệu quả, bạn cần đến gặp bác sĩ và phải được bác sĩ chỉ định mới được sử dụng, người bệnh tuyệt đối tránh trường hợp tự ý sử dụng vì có thể gây ra những biến chứng về sức khỏe khó lường, đặc biệt nguy hiểm với những người đã hoặc có những nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường và huyết áp,…
  • ·         Phẫu thuật: Việc phẫu thuật là phương án cuối cùng khi những phương pháp trên không đem lại hiệu quả cho người bệnh. Lúc này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định cắt bỏ dây thần kinh cảm giác ngoại vi ở đầu dương vật nhằm làm giảm đi sự nhạy cảm quá mức ở vùng này. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể đem lại những rủi ro khiến cho tình trạng mất cảm giác vĩnh viễn ở cậu nhỏ khiến hco người bệnh phải đối mặt với tình trạng không thể cương và giảm cảm giác hưng phấn trong quá trình quan hệ.

Xuất tinh sớm có chữa được không? Đây không phải là chứng bệnh nguy hiểm và có thể hoàn toàn được chữa trị dứt điểm. Thế nên nếu có dấu hiệu của bệnh xuất tinh sớm thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh một cách kịp thời.

↑このページのトップヘ